Sản phẩm: nồi chưng cất tinh dầu tràm
Tràm là loại cây được trồng nhiều ở các vùng đất ven biển nước ta, đặc biệt tập trung chủ yếu ở miền Trung và vùng Tây Nam Bộ. Ví dụ như: tỉnh Thừa Thiên Huế, long an, …
Nghề khai thác tinh dầu tràm ở Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đã hình thành từ nhiều thập kỷ nay. Lĩnh vực này đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế nông thôn. Nhưng để ngành dầu tràm lớn mạnh theo hướng bền vững sẽ đòi hỏi người sản xuất phải công nghiệp hóa từ sản xuất đầu vào đến quản lý và xúc tiến thị trường.
Đặc biệt trong khâu sản xuất, thiết bị chưng cất đóng vai trò không hề nhỏ. Máy móc công nghệ giúp nâng cao chất lượng tinh dầu cũng như khai thác triệt để hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu thô.
Giới thiệu nồi chưng cất tinh dầu tràm Agritech
- Chất liệu: 100% làm từ inox 304 cao cấp, không lẫn các tạp chất;
- Công suất: từ 50 đến hơn 1000 lít;
- Công nghệ: chưng cất lôi cuốn hơi nước;
- Nguồn năng lượng: điện, than, củi, lò hơi…
- Model thiết kế: nồi truyền thống hình trụ hoặc nồi nấu tinh dầu hình vuông;
- Ứng dụng: chưng cất tinh dầu và rượu;
- Nơi sản xuất: Agritech Việt Nam;

Cấu tạo của nồi chưng cất tinh dầu tràm
Nồi chưng cất: đây là nơi chứa nguyên liệu thô và diễn ra quá trình bay hơi của tinh dầu và nước. Với nguyên liệu là lá và cành tràm thì chúng sẽ được đặt lên 1 vỉ inox để tách biệt riêng với nước.
Yêu cầu của nồi chưng cất đó là tạo ra 1 áp suất phù hợp để phá vỡ cấu trúc của tế bào. Khi đó, tinh dầu mới thuận lợi tiến ra bên ngoài. Ngoài ra, thiết bị phải đảm bảo kín nhằm không bị thất thoát tinh dầu ra bên ngoài. Trong quá trình chưng cất, Quý khách cần quan sát và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Vì ở nhiệt độ cao, 1 số hoạt chất có lợi trong nguyên liệu sẽ bị biến mất hoặc biến đổi.
Bộ ngưng tụ
Hơi nước có chứa tinh dầu rời khỏi nồi nấu và đi vào bình ngưng bằng một ống dẫn hơi. Trường hợp nếu nguyên liệu có kích thước nhỏ sẽ phải dùng 1 lưới chắn để ngăn nguyên liệu thực vật bị thổi vào bình ngưng.
Bộ phân tách
Trong bình ngưng, hơi được làm lạnh và ngưng tụ thành chất lỏng.
Hỗn hợp nước và tinh dầu rời bình ngưng và chảy vào một thiết bị phân tách. Trong đó chúng phân tách thành hai lớp.
Tinh dầu nói chung sẽ nhẹ hơn nước, dầu nổi lên bề mặt và nước cất sẽ chảy qua bình chứa.
Phần nước cất sau khi được phân tách khỏi tinh dầu có thể hồi lưu để chưng cất lại. Sản phẩm này vẫn có giá trị về kinh tế vì chúng dùng để phục vụ cho đời sống con người. Ví dụ như: làm nước thơm, làm nước lau sàn, nhà tắm…
Ngoài ra, còn có 1 số bộ phận khác như: đường dẫn hơi, ống dẫn nước, đồng hồ đo, các cảm biến…

Ưu điểm của thiết bị
Nồi chưng cất tinh dầu tràm do Agritech thiết kế và sản xuất có các ưu điểm sau:
- Ngoài chưng cất tinh dầu tràm, thiết bị còn có thể chưng cất đa dạng các loại nguyên liệu và chưng cất rượu;
- Thời gian gia nhiệt lên 100 độ C nhanh chóng, giúp tiết kiệm năng lượng và thời gian;
- Được sản xuất từ chất liệu inox 304 cao cấp, kết hợp với hàn công nghệ cao thiết bị vừa bền bỉ lại đảm bảo tính thẩm mỹ;
- Nhờ có lớp cách nhiệt bên ngoài nên nhiệt độ không bị lan tỏa ra bên ngoài. Tính năng này vừa giúp bảo toàn năng lượng lại giúp không gian nấu xung quanh không bị oi bức. Đặc biệt là an toàn cho người vận hành nếu vô tình chạm phải;
- Sử dụng dễ dàng, vệ sinh nhanh chóng;
- Với thiết bị đun điện sẽ có hệ thống điện thông minh, có thể cài đặt để quá trình chưng cất diễn ra hoàn toàn tự động.
Những câu hỏi gợi ý trước khi đầu tư 1 hệ thống chưng cất tinh dầu
- Bạn muốn chưng cất tinh dầu từ nguyên liệu gì?
- Chi phí đầu tư ban đầu là bao nhiêu ?
- Quy mô và diện tích của cơ sở sản xuất?
- Yêu cầu về tinh dầu thành phẩm( hỗn hợp tinh dầu hay tinh dầu nguyên chất)?
- Khu vực của bạn nguồn điện có ổn định hay có sẵn nguồn than, củi tự nhiên không?
- Nguồn nước sử dụng tại địa phương ra sao?
- (Nếu có nhiều tạp chất sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tinh dầu cũng như có nhiều mảng bám vào thiết bị).

Tìm hiểu về tràm nguyên liệu
Hiện nay ở nước ta chủ yếu dùng tràm sẻ ở miền Tây hoặc tràm gió ở miền Trung, tràm năm gân và tràm trà để chưng cất tinh dầu. Trong đó tràm trà được ưa chuộng và có giá thành cao nhất.
Tràm trà có hương thơm hương thơm đặc trưng và dịu nhẹ hơn tràm 5 gân. Tinh dầu của tràm trà còn ứng dụng được trong làm đẹp và mỹ phẩm. Trong khi tinh dầu tràm 5 gân chủ yếu dùng trong dược liệu.
Giá trị kinh tế đem lại từ việc trồng và khai thác cây tràm
Gỗ tràm: phục vụ xây dựng và là nguyên liệu làm giấy, dăm, các loại ván nhân tạo cũng như gỗ vừa để làm đồ mộc.
Lá và cành tràm: dùng để chưng cất tinh dầu;
Hoa tràm: có giá trị trong y học về dược liệu, nuôi ong…;
Ngoài phát triển kinh tế, Rễ tràm còn có tác dụng chắn sóng, cố định và chống xói mòn đất.
Quý vị vẫn băn khoăn về công nghệ chưng cất và nồi chưng cất tinh dầu tràm phù hợp?
Hãy liên hệ ngay với Agritech để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc!